Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lễ hội Áo dài là một trong những hoạt động được chờ đợi nhất trong mỗi kỳ Festival, lễ hội góp phần phát huy giá trị văn hóa, truyền thống, tôn vinh trang phục áo dài Việt Nam.
Vào lúc 20h tối 28/4 tại Cửa Ngọ Môn, đường 23/8 ( TP Huế) đã tưng bừng diễn ra Lễ hội Áo dài với chủ đề “ Áo dài trên con đường di sản”, với hàng trăm bộ áo dài đến từ 16 bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế tên tuổi.
Lễ hội Áo dài với chủ đề : " Áo dài trên con đường di sản"
Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lễ hội Áo dài là một trong những hoạt động được chờ đợi nhất trong mỗi kỳ Festival, lễ hội góp phần phát huy giá trị văn hóa, truyền thống, tôn vinh trang phục áo dài Việt Nam.
Với chủ đề “ Áo dài trên con đường di sản”, hàng trăm bộ áo dài đến từ 16 bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế nổi tiếng như Chula, Cao Duy, Viết Bảo, Ngọc Hân, Nhi Hoàng, Phương Thanh, Minh Hạnh… Các nhà thiết kế đã lấy cảm hứng cảnh quan thiên nhiên hay nét văn hóa riêng giàu chất truyền thống của những di sản thế giới được UNESCO công nhận dọc dải đất miền Trung, Tây Nguyên lên tà áo dài, như Thành nhà Hồ của Thanh Hóa, Phong Nha Kẻ Bàng của Quảng Bình, quần thể di tích Triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế, hay phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ sơn ở Quảng Nam.
Trang phục áo dài trắng tinh khôi.
Những bộ Áo dài đa màu sắc.
Qua mỗi kỳ Festival lễ hội Áo dài đều thể hiện được sắc thái mới. Năm 2014, chủ đề của Lễ Hội Áo dài là “ Thế giới trong tà áo dài Việt”. Năm 2017 với chủ đề : “Hội họa Huế trong tà áo dài” và năm nay “ áo dài trên con đường di sản”. Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với những nhà thiết kế khi phải liên tục sáng tạo những bộ “ áo dài mới” với nhiều cảm hứng mới được thể hiện thật công phu, làm cho những tà áo dài trở nên “ có sức sống” .
Thu hút được đông đảo du khách đến tham dự.
Trang phục áo dài " mới lạ".
Để làm nên những trang phục áo dài “ có hồn” ấy, các nhà thiết kế đã phải linh động trong việc chọn những hoa văn trang trí, các linh vật cho đến các kiểu thức hoa lá có sẵn trong thiên nhiên hay các biểu tượng trừu tượng như mây mưa… Cùng với đó là việc lựa chọn những chất liệu thượng hạng, được dệt chăm chút, tỉ mỉ.
Những họa tiết tỉ mỉ, lạ mắt.
Tiết mục múa phụ họa.
Trình diễn đặc sắc những bộ trang phục áo dài Việt Nam.
Nhà thiết kế Minh Hạnh, tổng đạo diễn Lễ hội Áo dài cho biết : “ Lễ hội Áo dài không phải là dịp để những người có nhiều thời gian rảnh rỗi, có dư dã tiền và thích chưng diện đến để livestream. Lại càng không phải là nơi tiêu phí thật nhiều tiền của dân để khuấy động một phong trào mang dáng vẻ văn hóa, mà chính là làm sao đem lại cho người dân một tinh thần mới, niềm tự hào về sự phát triển của áo dài, cũng đồng nghĩa với sự phát triển hình ảnh Việt Nam trong thời đại mới” .
Tin liên quan
Chương trình “Tết Huế” năm 2023 do TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức sẽ diễn ra t...
Lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ I - năm 2023 sẽ diễn ra từ 09/01 đến 19/01/2023 tại Công...
Ngày 25/3, đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, trong dịp kỷ niệm 20 nă...
Trong đêm giao thừa dương lịch 2019, Huế sẽ tổ chức chương trình âm nhạc "Chào năm mớ...