Những ai về thăm làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhìn từ xa sẽ thấy ở cuối cánh đồng vút lên bốn trụ uy nghi, đó là phủ thờ Tôn Thất Thuyết và Uy Quốc Công Nguyễn Phúc Thuần được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX.
Tôn Thất Thuyết (1839 -1913 ), húy là Đàm Phu, sinh vào năm Minh Mạng thứ 20, thuộc dòng dõi của Đức Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế Nguyễn Phúc Tần. Ông là danh tướng yêu nước nổi tiếng của Việt Nam cuối TK XIX. Con đường quan lộ của ông khá thuận lợi. Sau khi kinh qua nhiều chức vụ khác nhau, dưới triều vua Tự Đức sau này khi vua băng hà, ông kiêm nhiệm chức Phụ Chính Đại Thần, nhiếp chính dưới triều vua Hiệp Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi.
Tên tuổi của ông gắn liền với giai đoạn sóng gió của lịch sử Việt Nam, từ sự kiện “Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường” (bốn tháng ba vua điềm chẳng lành) đến hiệp ước Hòa ước Patenôtre chính thức đưa nước ta trở thành nước phong kiến thuộc địa. Vào cuối thế kỷ 19, chính đại danh tướng Tôn Thất Thuyết là người đã bỏ tiền ra xây dựng phủ thờ này để tưởng nhớ Ngài Quốc Uy Quân Nguyễn Phúc Thuần và cũng là nơi an dưỡng để những lúc mệt mỏi với công việc trở về nghỉ ngơi. Sau quãng thời gian dài sống lưu vong ở Trung Quốc, năm 1913, Tôn Thất Thuyết qua đời tại Quảng Đông, Trung Hoa, thọ 74 tuổi. Hiện nay, mộ phần của ông vẫn còn lưu lại ở Quảng Đông Trung Hoa, con cháu Nguyễn Phước tộc phòng IV hệ V đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng với chính quyền địa phương nhằm đưa hài cốt của ông về an táng tại quê nhà là Làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, vì hiện nay mộ phần của ông đã trở thành một địa điểm du lịch quan trọng ở Quảng Đông nên chính quyền địa phương ở đây không chấp thuận việc di dời. Vậy nên, con cháu của ông thuộc phòng IV hệ V Nguyễn Phúc Tộc đã đưa bài vị, cùng tượng đồng của ông về phủ thờ Nguyên soái - Uy Quốc Công Nguyễn Phúc Thuần để thờ tự.
Bao bọc giữa những cánh đồng làng, con sông nhỏ và xóm quê thanh bình, phủ thờ Tôn Thất Thuyết nổi lên như một điểm nhấn đặc biệt của vùng đất. Xa xa nơi ấy ở phía tây là những đồi núi nhấp nhô. Cũng từ đây có thể vọng về chốn kinh đô xưa và không thật quá xa, chỉ chưa đến 1 canh giờ đi bộ. Từ đường Tôn Thất Thuyết mới được xây dựng trang nghiêm, có quy mô vừa phải, hài hòa với cảnh trí xung quanh như một bổ sung tuyệt vời, giúp cho phủ Quốc Uy Công thêm phần bề thế và trang nghiêm. Ghi nhận và tri ân công lao to lớn của quan Đại chính phụ thần, vào năm 1955, nhân kỷ niệm lần thứ 43 năm ngày mất của cụ Tôn Thất Thuyết, Ban quản trị của Phòng Quốc Uy Công đã tổ chức đã lập án thờ thỉnh linh an vị cụ ở hậu đường nhà thờ tổ để tưởng nhớ anh linh người đã khuất. Năm 1994, phủ Quốc Uy Công được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và thường được biết đến với tên gọi phủ thờ Tôn Thất Thuyết. Phủ thờ này ở làng Vân Thê, Tỉnh Thừa Thiên được đánh giá là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của khu vực huyện Hương Thủy nói riêng và quần thể Di tích Cố Đô Huế nói chung.
Ngày nay, du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Phủ thờ Tôn Thất Thuyết và Uy Quốc Công đều không khỏi say đắm trước quan cảnh yên bình và lối kiến trúc độc đáo nơi đây. Lối dẫn vào phủ là cổng tam quan với tứ trụ đình cao hơn 15m, kết hợp với tứ kỳ lân tạo nên sự uy nghi, bề thế. Tương truyền, tứ kỳ lân còn là vật tượng trưng cho phẩm hàm cũng như công lao mà 2 vị tướng quân có được. Điện thờ được xây dựng theo kết cấu cổ đầu TK XIX 3 gian 2 chái, có bình phong chắn giữa, đỉnh mái tả hữu chạm rồng phượng, nhiều cổ vật quý giá hiện vẫn còn được lưu giữ nơi đây. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Phủ thờ hiện nay về cơ bản đã được phục dựng lại nguyên dạng thiết kế ban đầu qua đó tạo nên điều kiện thuận lợi cho du khách thập phương đến tham quan.
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp bên trong Phủ thờ Tôn Thất Thuyết và Uy Quốc Công Nguyễn Phúc Thuần.
Bình phong đặt trước chính điện, hai bên là hai lối tả hữu, đây cùng với trụ đình là chuỗi công trình có niên đại hàng trăm năm tuổi. ( ảnh: Bảo Trung )
Tấm hoàng phi “ Nhất Môn Trung Nghĩa” được chạm nổi chữ hán lẫn chữ quốc ngữ được đặt bề thế ở phía trên cổng vào.
(ảnh: Bảo Trung )
Tứ kỳ lân được đặt bên thềm tứ trụ. Được biết tứ kỳ lân ngoài việc canh gác cho phủ còn mang nội hàm thể hiện uy quyền, phầm trật của người được thờ tự tại phủ. (ảnh: Bảo Trung)
Một góc cảnh đẹp.... (ảnh: Bảo Trung)
Tấm bia đá công nhận phủ thờ Tôn Thất Thuyết là di tích Lịch sử do nhà nước công nhận và trao tặng vào năm 1997. Trên bia ghi nhận sự nghiệp và công lao của Tôn Thất Thuyết đối với đất nước. ( ảnh: Bảo Trung )
Tấm hoành phi cổ được chạm nổi chữ vàng trước chính điện gian thờ. ( ảnh: Bảo Trung )
Gian nhà thờ được con cháu danh tướng Tôn Thất Thuyết xây mới vào năm 2014. (ảnh: Bảo Trung)
Bằng công nhận di tích Lịch sử- Văn hóa của nhà nước trao năm 1996. ( ảnh: Bảo Trung )
Chiếc chuông cổ có niên đại hàng trăm năm lịch sử ( ảnh: Bảo Trung )
Tin liên quan
Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhấ...
Nhà thờ toát lên nét cổ kính, đầy uy nghiêm nhưng vẫn không kém phần tinh tế.