Như bao vùng biển khác, ở Thuận An, cuộc sống của người dân cũng bắt đầu từ biển. Vậy thì điều gì làm nên sự đặc trưng cho vùng đất này khi nhắc đến hai tiếng Thuận An?..?
Chỉ cách Thành phố Huế khoảng 15km về phía đông, Thuận An khoác lên mình một dáng vẻ hoang sơ và bình yên đến lạ. Sự yên bình ở đây không chỉ thể hiện ở khung cảnh thiên nhiên mà còn từ chính sự mộc mạc dung dị của những người dân bám biển. Dạo quanh Thuận An tầm từ 4h đến 8h sáng bạn có thể cảm nhận được khung cảnh tấp nập thu lưới về của người dân nơi đây.
Như bao vùng biển khác, ở Thuận An, cuộc sống của người dân cũng bắt đầu từ biển. Vậy thì điều gì làm nên sự đặc trưng cho vùng đất này khi nhắc đến hai tiếng Thuận An?..?
Không riêng gì Thuận An mà khi đến bất cứ một nơi nào, bạn không nên bỏ qua ẩm thực của vùng đất đó. Bởi vì ẩm thực không chỉ thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi nơi mà nó còn là một nét đẹp văn hóa đáng tự hào của người dân bản địa.
Không biết tự bao giờ mà “Bánh ép” trở thành một món ăn tinh thần của người dân nơi đây, khi mà người người nhà nhà đều yêu thích món ăn này. Ở Thuận An, cứ cách bốn năm nhà lại có một tiệm bánh ép. Đôi lúc người ta cứ đùa rằng: “Ở đây nếu như không đánh bắt, mua bán thủy hải sản thì bán bánh cũng là một cái nghề.”
Nguyên liệu chính để làm nên bánh ép Thuận An chính là bột lọc. Bên cạnh đó nó còn là sự kết hợp tinh tế giữa trứng, hành và thịt mỡ… Không chỉ trẻ em, người trẻ mà ngay cả những người lớn tuổi cũng vô cùng yêu thích món ăn này. "Nhắc đến bánh ép là nhắc đến bầu trời kỉ niệm từ lúc bé cho đến tận bây giờ. Với chút tiền lẻ ăn vặt mỗi ngày đã có ngay một chầu bánh ép no say. Chiếc bánh tròn thơm phức nóng hổi, chấm nước mắm pha ớt cay cay không bao giờ gây chán. Đi xa về, thèm và thấy nhớ da diết cái bánh ép quê mình lắm, chỉ muốn ăn ngay" - bạn An Thuần chia sẻ.
Ở đây bánh ép có hai loại đó là khô và ướt. Bánh khô thì thời gian ép bánh sẽ lâu hơn vì thế mà có thể cảm nhận được vị giòn tan khi thưởng thức bánh. Nếu bạn muốn ăn mặn hơn thì có thể ăn chung với nước mắm hoặc tương ớt cũng là một gợi ý tuyệt vời. Đối với bánh ướt, thực khách thường thưởng thức kèm với dưa leo, chua ngọt và rau răm… Cùng với hương thơm của trứng, độ dai của bánh và cả vị béo của thịt mỡ tất hòa quyện lại làm nên hương vị đặc trưng khiến người ăn không bị ngán. Vì thế mà một người có thể nhấm nháp từ 5 đến 10 chiếc bánh trong một lúc cũng không có gì quá ngạc nhiên.
Ngoài ra, nước chấm cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên sự đặc biệt của bánh. Có lẽ ngon được như vậy là do nước mắm được sản xuất và chế biến thông qua đôi bàn tay khéo léo của người dân ở vùng đất này.
Bánh ép có thể dễ dàng đi vào lòng người như vậy có lẽ là do “bột lọc” là nguyên liệu khá dễ ăn và khá dễ tìm ở Huế. Ngoài ra bột lọc cũng là một nguyên vật liệu góp phần làm nên sự nổi tiếng của nhiều món ăn như bánh lọc, chè bột lọc… Ngày nay, không chỉ ở Thuận An mà nhiều vùng đất khác ở Huế cũng yêu thích món ăn này.
Mách nhỏ nhé, thay vì ăn bánh ép xong rồi mới đi dạo bờ biển thì nên lượn lờ một vòng bờ biển đã rồi hẳn ăn bánh ép nhé. Bạn có biết vì sao không?? Khi mà bàn chân đủ mỏi, bụng đủ rạo rực và miệng đủ thấm hơi mặn của biển thì lúc đó việc thưởng thức bánh cũng sẽ trở nên tuyệt vời hơn.
Tin liên quan
Chắc hẳn với những bạn học sinh, sinh viên sinh sống, học tập lâu năm ở Huế đều đã từ...
Huế, cố đô của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng bởi bề dày lịch sử và văn hóa mà còn bởi...
Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên món bánh canh bình d...