Khám phá nghề làm lọng cung đình Huế

Khám phá nghề làm lọng cung đình Huế

Huế là vùng đất giàu tín ngưỡng, coi trọng đời sống tâm linh, luôn đề cao sự uy nghi, tôn nghiêm của lễ hội.

Chiếc lọng do những người thợ tài hoa xứ Huế tạo ra đã hiện diện trang trọng trong Lễ tế Đàn Âm hồn ở Huế hàng năm.

Chính vì vậy, nghề làm lọng đang phát triển khá mạnh ở xứ sở kinh đô xưa và đang được du khách gần xa biết đến, tin tưởng và đặt hàng.

Những ngày cuối hè nắng oi ả, chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất lọng của nghệ nhân Hoàng Ngọc Tuyên, người đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề. Đây là một trong số ít cơ sở của Thừa Thiên - Huế còn duy trì và phát triển nghề làm lọng cung đình Huế.

Tuy là hàng “độc” nhưng ông Tuyên luôn tâm niệm rằng, để tiếp tục khẳng định chỗ đứng, thương hiệu của mình trên thị trường gần xa, trước hết là giá thành cạnh tranh hợp lí, sản phẩm bền đẹp, tăng dần tính mỹ thuật, không ngừng sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới.

Nghệ nhân Hoàng Ngọc Tuyên.

Nguyên liệu để làm lọng, táng là thân cây lồ ô được tuyển chọn từ rừng già, phải trải qua các công đoạn: Chẻ, vót, ngâm, phơi, sấy… cho đến khoan, tiện, lắp ghép, thắt, khâu.

Mỗi công đoạn là một “bảng hòa tấu” đầy sự công phu, tỉ mẩn của người thợ; với khả năng nghệ thuật tương xứng, đòi hỏi các nghệ nhân phải “thổi hồn” vào từng thanh tre, sợi chỉ, đường sơn, khúc gỗ.

Những công đoạn làm lọng.

Đỉnh điểm của “bản nhạc hòa tấu” ấy sẽ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo, điêu luyện. Cáng lọng được chạm trổ tinh vi, có rồng bay phượng múa, vào tua hài hòa giữa các sắc màu, áo lưới bằng vải gấm có “lưỡng long tranh châu”…

Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và các tỉnh, thành lân cận. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng để tôn lên vẻ trang trọng, uy nghiêm của buổi lễ.

Lọng do ông Tuyên và các cộng sự chế tác đã góp phần làm cho các lễ hội thêm phần long trọng, uy nghiêm.

Trong ngày vui của đôi uyên ương, dù gia chủ có tổ chức hoành tráng, đài cát đến cỡ nào đi chăng nữa nhưng nếu thiếu cặp lọng thì sẽ kém đi phần trang trọng, tôn nghiêm. Ngoài ra, chiếc lọng xưa nay còn được trưng bày thờ phụng trong các chùa, đình làng, nhà thờ họ…

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tuyên cũng bày tỏ niềm tự hào vì đã cùng các cộng sự góp phần tô điểm, tôn vinh các lễ hội trên khắp mọi miền đất nước thêm phần rực rỡ, trang nghiêm bởi những chiếc lọng đầy vẻ sang trọng, quý phái, oai nghiêm, điệu đà đung đưa trước gió.

Võ Văn Dần

Theo: giaoducthoidai.vn

Tin liên quan

Đa dạng Nón lá Huế
Làng nghề
Đa dạng Nón lá Huế

Huế nổi tiếng với các loại nón lá, đặc biệt là nón bài thơ, một biểu tượng văn hóa gắ...

Nghề làm tượng ông Táo thờ cúng ở Huế
Làng nghề
Nghề làm tượng ông Táo thờ cúng ở Huế

Vào những ngày tháng Chạp, tại làng Địa Linh (phường Hương Vinh, thành phố Huế) lại n...

Một số làng nghề nổi tiếng ở Huế
Làng nghề
Một số làng nghề nổi tiếng ở Huế

Với bề dày lịch sử gần 400 năm, Thừa Thiên Huế đã hình thành nên một hệ thống các làn...

Trải nghiệm làm Tranh làng Sình tại Huế
Làng nghề
Trải nghiệm làm Tranh làng Sình tại Huế

Tranh làng Sình thuộc Làng Sình có tên chữ là Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, các...