Hành dinh của tòa Khâm sứ Trung Kỳ đặt ở phường Phú Hội, tả ngạn sông Hương sát cầu Trường Tiền. Sau các biến thiên lịch sử, trên khuôn viên tòa Khâm sứ cũ ngày nay là Trường Đại học Sư phạm Huế.
Tòa Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế năm 1930. Toà Khâm sứ Trung Kỳ (còn được gọi là Tòa Khâm) được khởi công xây dựng vào tháng 4/1876 (năm Tự Đức 28), và hoàn thành vào tháng 7/1878.
Khuôn viên rộng rãi của tòa Khâm sứ. Hành dinh của tòa Khâm sứ Trung Kỳ đặt ở phường Phú Hội, tả ngạn sông Hương sát cầu Trường Tiền.
Hình ảnh tòa Khâm sứ trên một tấm bưu thiếp. Sau khi xây dựng và đặt xong bộ máy cai trị, toà Khâm sứ Trung kỳ trở thành thủ phủ của chế độ thực dân Pháp ở Trung kỳ, chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nước phong kiến triều Nguyễn.
Tòa Khâm sứ Trung Kỳ năm 1900. Người đứng đầu tòa Khâm sứ Trung Kỳ là quan Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l'Annam) là viên chức người Pháp đại diện cho chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ dưới thời Pháp thuộc.
Tòa Khâm sứ Trung Kỳ năm 1902. Tại đây, tháng 4/1908 đã diễn ra cuộc biểu tình đòi giảm sưu giảm thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế.
Tranh minh họa về tòa Khâm sứ in trên một tạp chí năm 1933. Chức vị Khâm sứ Trung Kỳ kết thúc vào thời Thế chiến II, khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, loại bỏ quyền lực của người Pháp.
Mặt tiền tòa Khâm sứ, 1939. Sau các biến thiên lịch sử, trên khuôn viên tòa Khâm sứ cũ ngày nay là Trường Đại học Sư phạm Huế.
Tin liên quan
Hoàng đế Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là c...
Lăng Dục Đức (An Lăng) là nơi an nghỉ cuối cùng của ba vị vua triều Nguyễn: Dục Đức (...
Ngày 07/6/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế long trọng tổ chức lễ khánh thành...
Ở phía Bắc lăng vua Tự Đức (phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế) có một lăng mộ nhỏ nhưng...