Lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ khang trang, xứng tầm công lao của bậc hiền mẫu

Lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ khang trang, xứng tầm công lao của bậc hiền mẫu

Ngày 07/6/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ (còn có tên gọi là Xương Thọ lăng) thuộc Quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Huế, đồng thời tôn vinh công lao của Hoàng Thái hậu Từ Dũ, một bậc hiền mẫu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Lăng Bà được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX, nằm trong tổng thể cảnh quan lăng vua Thiệu Trị, có bố cục theo hướng "nội quan, ngoại quách", đây cũng là hình thức kiến trúc điển hình từ thời các vị chúa Nguyễn. Trải qua hơn 100 năm tồn tại, mặc dù trên tổng thể có thể nhìn nhận rằng lăng Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ còn khá nguyên vẹn, nhưng qua quá trình tác động của lịch sử và điều kiện môi trường tự nhiên bất lợi (nóng, ẩm, mưa nhiều…) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nguyên vẹn của di tích.

Công trình tu bổ, tôn tạo lăng mộ được khởi công vào ngày 13/06/2023, được thi công, thực hiện cẩn trọng để không ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di tích. Đến nay, công trình đã hoàn thiện với các hạng mục, gồm: Trụ biểu; Hồ Tân Nguyệt và hệ thống cống đối lưu; Sân nền, bậc cấp trước lăng; Sân nền tự nhiên; Cổng; Vòng Tường thành ngoại và tường thành nội. Di tích được tôn tạo khang trang, xứng tầm công lao cống hiến của Hoàng Thái hậu Từ Dũ đối với lịch sử của dân tộc.

Dự án hoàn thành góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc - cảnh quan - văn hóa của lăng vua Thiệu Trị, xứng đáng là tài sản văn hóa quý báu của nhân loại đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới. Thông qua đó, du khách tham quan sẽ có thêm một điểm đến vô cùng hấp dẫn, từng bước nâng cao giá trị khai thác du lịch, làm tăng ưu thế cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với định hướng Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh" theo Nghị Quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Công trình được thực hiện nhờ sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, các nhà yêu mến Huế đặc biệt là gia đình ông Huỳnh Văn Mạnh và bà Phạm Đăng Tuý Hoa (đại diện gia đình họ Phạm Đăng) đã tài trợ kinh phí thực hiện dự án thông qua Quỹ bảo tồn di sản Huế được Chính phủ thành lập theo Nghị định 84/2022/NĐ-CP ngày 20/10/2022, với tổng số tiền 6.885.168.000 VNĐ và 49 cây tùng La Hán. Đây là một đóng góp vô cùng quan trọng của dòng họ Phạm Đăng trong việc chung tay cùng nhà nước bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Bảo Minh - Minh Toàn

BTC

Tin liên quan

Lăng vua Đồng Khánh (Tư Lăng) mang vẻ đẹp cổ kính
Lăng tẩm
Lăng vua Đồng Khánh (Tư Lăng) mang vẻ đẹp cổ ...

Hoàng đế Đồng Khánh tên là Nguyễn Phúc Ưng Thị, còn có tên là Đường và Biện. Ông là c...

Lăng Dục Đức: Hành trình hồi sinh di sản và tiềm năng du lịch
Lăng tẩm
Lăng Dục Đức: Hành trình hồi sinh di sản và t...

Lăng Dục Đức (An Lăng) là nơi an nghỉ cuối cùng của ba vị vua triều Nguyễn: Dục Đức (...

Nơi lưu giữ kiến trúc điển hình của lăng mộ hoàng hậu triều Nguyễn
Lăng tẩm
Nơi lưu giữ kiến trúc điển hình của lăng mộ h...

Ở phía Bắc lăng vua Tự Đức (phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế) có một lăng mộ nhỏ nhưng...

Lăng mộ vị đại thần nhiếp chính cuối cùng của triều Nguyễn
Lăng tẩm
Lăng mộ vị đại thần nhiếp chính cuối cùng của...

Thời nhà Nguyễn, quan phụ chính đại thần Tôn Thất Hân là người tài năng và đức độ, đã...